Sản xuất Arnold's Christmas

Steve Viksten nảy ra ý tưởng khám phá quá khứ ông Hyunh và thuyết phục thành công nhà sáng tạo chương trình Craig Barlett. Sau đó, ông trình bày ý tưởng với diễn viên lồng tiếng nhân vật ông Hyunh là Baoan Coleman. Coleman, một người tị nạn Việt Nam, đáp lại rằng “Tôi đã trải nghiệm điều này.”[2] Không dễ để tập phim lên sóng. Các nhà điều hành phản đối, cho rằng chủ đề tập phim quá “nặng nề” vì xoay quanh một cuộc chiến cụ thể,[2] và từ chối phát sóng tập phim ngay khi nó mới trải qua một nửa quá trình sản xuất.[3] Một giám đốc điều hành tại Nicklelodeon mang “Arnold’s Christmas” về cho con trai bà xem. Phản ứng của cậu bé trước cuộc chia ly giữa ông Hyunh và bé Mai đã thuyết phục vị giám đốc điều hành này phê duyệt tập phim.[3]

Do tính chất nhạy cảm của tập phim, đội ngũ sản xuất phải cộng tác chặt chẽ với Coleman để đảm bảo tính trung thực của các sự kiện lịch sử được đề cập.[2] Vì Hey Arnold! là một chương trình dành cho trẻ em, đội ngũ sản xuất không hề nhắc trực tiếp tới Chiến tranh Việt Nam mà ngầm ám chỉ một cách rất “nên thơ”, thông qua một phân cảnh kết thúc bằng đoạn ghi ta kịch tính của nhà soạn nhạc Jim Lang.[2] Chính Lang cũng coi phần nhạc phim “Arnold’s Christmas” là một trong những tác phẩm tâm đắc nhất của mình.[4] Để đảm bảo nhân vật Hyunh nói tiếng Anh đậm chất âm tiếng Việt, suốt quá trình thu âm lồng tiếng, Barltlett viết lại mọi câu thoại mà Coleman cảm thấy khó khăn hay không thoải mái khi nói.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Arnold's Christmas http://www.imdb.com/title/tt0600738/ https://www.bostonglobe.com/2021/12/20/lifestyle/1... https://www.cbr.com/saddest-hey-arnold-episodes/ https://www.cbr.com/saddest-times-in-nickelodeon-c... https://www.denofgeek.com/tv/13-best-off-beat-chri... https://www.flickeringmyth.com/2018/05/composer-ji... https://www.indiewire.com/gallery/50-classic-chris... https://www.nbcnews.com/news/asian-america/how-90s... https://www.nbcnews.com/news/asian-america/story-b... https://www.proquest.com/docview/255955869/